Cách chống thấm mái nhà triệt để, mang lại hiệu quả cao nhất
Mục Lục
Khi mùa mưa đến mái nhà của bạn sẽ xuất hiện tình trạng thấm dột nhưng bạn còn đang lo lắng vì không biết cách giải quyết tình trạng này ra sao? Làm sao để khắc phục triệt để hiện tượng thấm dột để không gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của gia đình? Bạn hãy yên tâm vì hiện nay đã có rất nhiều cách chống thấm mái nhà khác nhau. Bạn có thể áp dụng cách nào phù hợp nhất đối với công trình của bạn. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn một số cách chống thấm mái nhà mang lại hiệu quả tốt nhất. Hãy cùng tham khảo bài viết nhé.
Vì sao lại xuất hiện tình trạng thấm dột mái nhà?
– Khi đến mùa mưa thì mái nhà của bạn lại xuất hiện tình trạng thấm dột nước. Làm cho trần nhà xuất hiện các vết loang lổ, bong tróc bề mặt, bề mặt bị nứt, ẩm mốc và có mùi khó chịu. Tình trạng chẳng những làm mất tính thẩm mỹ của công trình mà bên cạnh đó nó còn ảnh hưởng sức của của mọi người trong nhà
– Tuy nhiên, nguyên nhân làm mái nhà bị thấm dột không hẳn là do mưa. Mà có thể là do chịu sự tác động từ thời tiết thay đổi. Hoặc xây dựng công trình không đảm bảo thực hiện đúng quy trình kỹ thuật cũng sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình gây thấm dột
– Vậy vì sao lại xuất hiện tình trạng thấm dột mái nhà? Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây thấm dột bên dưới đây nhé
Chịu sự tác động từ môi trường
Thời tiết nước ta thay đổi thất thường, khi nhiệt độ lên cao sẽ làm cho mái nhà giãn nở. Và khi đến mùa mưa, không khí thay đổi thất thường sẽ làm cho mái nhà co lại. Khi quá trình này cứ lặp đi lặp lại lâu ngày làm cho cấu trúc nhà bị thay đổi. Phần mái nhà sẽ bị sốc nhiệt sau đó nhanh chóng xuất hiện những vết nứt trên bề mặt
Sử dụng các loại vật liệu xây dựng không đủ tiêu chuẩn
Nhiều gia đình vì muốn tiết kiệm chi phí nhất có thể nên đã lựa chọn những loại vật liệu không đảm bảo chất lượng. Hoặc lựa chọn các đơn vị cung cấp vật liệu không uy tín, vật liệu không đủ tiêu chuẩn. Sử dụng sau một thời gian thì mái nhà sẽ bị nứt làm thấm dột nước xuống trần nhà
Thi công không đúng kỹ thuật
Bên cạnh đó việc thấm dột có thể xảy ra ở vị trí nối bê tông, vị trí giữa sàn bê tông mới với sàn bê tông cũ. Vì không được thi công chống thấm từ ban đầu dẫn đến nước thấm vào trong nhà. Nếu hệ thống thoát nước trên mái nhà không tốt sẽ làm cho nước đọng lại trên bề mặt. Lâu ngày dẫn đến thấm xuống trần gây thấm dột
Cách chống thấm mái nhà hiệu quả triệt để
Cách chống thấm mái nhà hiệu quả bằng nhựa đường
Một trong các cách chống thấm mái nhà hiệu quả nhất phải kể đến đó là nhựa đường. Đây là loại vật liệu thường được dùng chống thấm cho những công trình lớn
Cách chống thấm mái nhà như sau:
– Bước 1: Bạn hãy tiến hành vệ sinh bề mặt mái nhà bằng bàn chải sắt, búi sắt. Hoặc một số thiết bị, dụng cụ chuyên dụng để làm sạch bề mặt
– Bước 2: Đun cho nhựa đường thật sôi lên sau đó dùng con lăn để quét đều nhựa đường lên toàn bộ bề mặt mái nhà
Lưu ý:
- Bạn có thể pha thêm dầu DO vào nhựa đường để làm loãng hỗn hợp. Việc này sẽ giúp hỗn hợp thẩm thấu sâu vào bề mặt mái nhà hơn
- Nên thi công chống thấm bằng nhựa đường vào thời tiết nắng nóng để mái nhà đạt hiệu quả cao nhất
Chống thấm bằng màng Bitum Membrane
– Bước 1: Vệ sinh sạch mái nhà
– Bước 2: Sau khi bề mặt đã được thi công sạch sẽ thì bạn hãy quét lên bề mặt mái nhà 1 lớp Asphalt primer để tạo cho bề mặt 1 lớp lót
– Bước 3: Trải tấm bitum membrane lên bề mặt vừa được quét lớp lót. Sau đó sử dụng đèn khò để khò chảy lớp nhựa đường bên dưới tấm Bitum Membrane
– Bước 4: Sử dụng bay để miết mạnh lên bề mặt nhằm loại bỏ những túi rỗng bị nhốt bên dưới
– Bước 5: Sau khi chống thấm đợi trong 24 giờ để bề mặt khô hoàn toàn thì ngâm thử nước để kiểm tra hiệu quả chống thấm
– Bước 6: Cán thêm lớp vữa lên bề mặt để bảo vệ lớp chống thấm. Khi cán vữa cần tạo một độ dốc để nước thoát nhanh chóng, không bị đọng lại trên mái nhà
Cách chống thấm mái nhà bằng Sikaproof Membrane
Sikaproof Membrane là vật liệu chống thấm dạng nhũ tương bitum có gốc nước, độ đàn hồi cao. Sẽ giúp hình thành một lớp chống thấm phủ trên mái nhà vô cùng hiệu quả
Cách chống thấm bằng Sikaproof Membrane như sau:
– Bước 1: Làm sạch bề mặt mái nhà. Loại bỏ hết tất cả bụi bẩn hay tạp chất còn bám trên bề mặt
– Bước 2: Pha lớp lót với tỉ lệ 1:1 (Sikaproof Membrane và nước). Sau đó sử dụng con lăn hay máy phun để phun lớp lót lên bề mặt mái nhà với mật độ 0.2 – 0.3kg/m2
– Bước 3: Sau khi lớp lót khô thì bạn hãy lăn lên bề mặt 3 lớp Sikaproof Membrane không pha. Mỗi lớp cần cách nhau từ 2 – 3 giờ. Lớp sau nên quét vuông góc với lớp trước
– Bước 4: Khi bề mặt chống thấm đã khô hoàn toàn thì bạn hãy phủ lên bề mặt một lớp Sika latex được trộn với nước và xi măng theo tỉ lệ 1:1:4 để làm tăng hiệu quả chống thấm hơn
Bài viết trên đây chúng tôi đã hướng dẫn các bạn những cách chống thấm mái nhà mang lại hiệu quả cao nhất. Hy vọng các bạn sẽ áp dụng thành công vào công trình của mình.