Hướng dẫn quy trình sơn tường nhà mới và nhà cũ đẹp nhất

Nắm bắt được quy trình sơn tường nhà là bạn đã có cho mình một ngôi nhà đẹp và hài hòa về mặt thẩm mỹ. Khi tiến hành sơn nhà mới xây xong hoặc sơn lại nhà cũ. Bạn có những lo lắng không biết các bước sơn tường nhà như thế nào? Bài viết dưới đây của dịch vụ sơn nhà chúng tôi sẽ hướng dẫn quý khách hàng cách sơn nhà đơn giản mà hiệu quả.

Hướng dẫn quy trình sơn tường nhà mới và nhà cũ. Dịch vụ sơn nhà trọn gói, giá rẻ. Tư vấn sơn nhà đẹp, chất lượng cùng với đội thợ sơn chuyên nghiệp.

Quy trình sơn tường nhà mới

1. Chuẩn bị bề mặt sơn

Để sơn lót và sơn phủ đạt được chất lượng tốt nhất, việc chuẩn bị bề mặt sơn vô cùng quan trọng. Tường nhà được xây xong, để khô 3 tháng mới tiến hành sơn. Thời gian này để tường thật khô và bảo dưỡng tường. Các chất khuẩn trong giạc, đá tự phân hủy làm cho bề mặt tường ổn định.

Tiến hàng kiểm tra và chống thấm cho các bề mặt tường tiếp xúc với mưa, nắng nhiều. Nhất là bên ngoại thất như mặt dựng, mặt vách phải được xử lý hai mặt tường từ trong ra ngoài.

Bề mặt tường sạch  bụi bẩn, vi khuẩn sẽ làm tăng độ bám dính màng sơn.

Độ ẩm tường không lên quá 20%. Độ ẩm của tường chính là sự gây ra bong chóc sơn tường, sơn không có độ bám dính. Tốt nhất là bạn nên để tường thật khô rồi sơn.

Bề mặt tường phải được đánh phẳng trước khi trét mastic. Lớp trét mastic dày 3mm là tốt nhất, nều dày trên 3mm tạo ra sự nứt, biến dạng màu sơn.

2. Các bước sơn nhà mới

Khi tiến hành sơn nhà mới, bạn cần tuân theo thứ tự sau:

+ Sơn ngoại thất trước rồi mới sơn nội thất

+ Sơn từ khu vực trên cao xuống dưới

+ Sơn  khu vực dễ làm rồi đến khu vực khó sơn

Bước 1: Làm phẳng bề mặt bằng bả matit: Tiến hành bã bằng 2 lớp với những bột trét có chất lượng tốt, có độ bám dính cao. Độ bền tốt giúp cho tiến độ thi công đúng thời gian và chi phí dự án sơn nhà mới được hạn chế.

Các sử dụng bột trét hiệu quả: Dùng máy khuấy đều bột với nước theo tỷ lệ 3/1 sao cho càng dẻo càng tốt. Trét 2 lớp, mỗi lớp cách nhau 4 giờ, rùi tiến hành xả nhám. Sau khi xả nhám, bột cứng lại rùi tiến hành vệ sinh và tiến hành sơn lót.

Bước 2: Tiến hành sơn lót: Sơn 2 lớp sơn lót, mỗi lớp sơn lót cách nhau 2 giờ có tác dụng ngăn kiềm, ẩm mốc và chống thấm. Mỗi loại sơn khác nhau đều cần phải sơn lót để tạo lớp kháng kiềm, tăng khả năng chống thấm cho tường.

Không nên sử dụng sơn phủ thay cho sơn lót,  sơn lót có tác dụng chống thấm, chống kiềm. Tạo độ bám dính, độ nhẵn mịn, khi không sủ dụng sẽ tạo lên màu sơn bị loang lổ, mặt tường không phẳng và bị bong tróc.

Sơn lót sẽ làm gia tăng tuổi thọ cũng như thẩm mỹ cho màu sơn. Giúp màu sơn bền đẹp theo thời gian.

Bước 3: Tiến hành sơn phủ: Sơn phủ sẽ bảo vệ và trang trí màu sơn nhà mới. Tiến hành sơn phủ  lần 01 và 2 lớp sơn phủ hoàn thiện mỗi lớp cách nhau 3 giờ là tốt nhất.

Hướng dẫn quy trình sơn tường nhà mới và nhà cũ. Dịch vụ sơn nhà trọn gói, giá rẻ. Tư vấn sơn nhà đẹp, chất lượng cùng với đội thợ sơn chuyên nghiệp.

Quy trình chuẩn khi sơn tường nhà cũ

Bạn muốn trang hoàng lại cho ngôi nhà của mình được mới mẻ. Bạn muốn chọn màu sơn nhà lại khác so với màu ban đầu? Việc lựa chọn sơn lại các bức tường cho tổ ấm của bạn. Sẽ giúp cho ngôi nhà thêm sáng sủa và như mới trở lại. Phù hợp mong muốn thay đổi của gia chủ.

1. Xử lý vết sơn tường nhà cũ

Khi sơn tường nhà cũ thì việc xử lý các vết trên tường. Xử lý màu sơn là một điều vô cùng quan trọng để sơn nội thất đẹp hơn.

Đối với xử lý các vết trên tường: Trường hợp tường nhà bạn và các vết sơn có liên quan đến vữa thì phải cạo ra và trát lại. Nếu lớp sơn cũ không còn bám dính tốt thì cần phải xả bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ (bằng cây sủi hay bàn chải sắt). Sau đó làm vệ sinh sạch bề mặt rồi trét bột, sơn lót chống kiềm và sơn hoàn thiện.

Trường hợp tường vẫn còn lớp sơn cũ bám dính tốt. Thì chỉ cần làm vệ sinh sạch bề mặt cần sơn. Sau đó sơn 1 lớp sơn lót và 2 lớp sơn hoàn thiện.

Để xác định xem lớp sơn cũ có còn bám dính tốt hay không có thể kiểm tra bằng cách sau: Dùng băng keo giấy rộng 1cm dán lên tường một khoảng 20cm sau đó bóc ra. Nếu lớp sơn cũ bị tróc ra nhiều thì độ bám dính không còn tốt. Nếu lớp sơn cũ không tróc hoặc tróc rất ít thì độ bám dính còn tốt. Có thể thi công mà không cần xả bỏ lớp sơn cũ.

Đối với xử lý màu sơn cũ: Nếu vết sơn tường cũ nhà bạn kém chất lượng hay quá khác biệt với màu sơn mới. Thì không nên sơn mới đè trực tiếp lên vết sơn cũ. Mà bạn phải sơn một lớp sơn màu trắng trước (khi sơn chúng ta có thể pha loãng màu sơn). Nếu màu sơn cũ cũng gần giống như màu sơn mới. Thì có thể sơn trực tiếp trên bề mặt như bình thường.

Xem thêm bài viết liên quan:

5/5 - (2 bình chọn)